Cổ thệ Chân thuyên Thực chiến biên – Tập 1

113.000 250.000 
Xóa
Mã: ctcttcbt1 Danh mục:
Tác giả:Chu Thần Bân

Chu Thần Bân là một nhà nghiên cứu Chu dịch khá nổi tiếng ở Trung quốc và cũng không còn xa lạ với những người yêu thích Dịch học tại Việt Nam qua loạt sách đã được dịch. Tuy nhiên sau một cuộc chiến tác quyền nảy lửa, Chu đã tuyên bố rõ không tiếp tục viết sách nữa, đó là một điều đáng tiếc. Bộ sách này là sách nội bộ khi Chu đào tạo học viên, được ghi chép từ năm 2015 – 2019. Bộ sách này chứa đựng nhiều kiến thức sâu về cả Lý và đặc biệt về Tượng. Đây là bộ sách khá đồ sộ và đáng trân quý về mặt kiến thức nhưng có một số điều cần chú ý trước khi đọc:

  1. Kiến thức: Bộ sách này nói rất sâu về Tượng, nếu bạn chưa có kiến thức một cách tổng quát về Tượng, bạn không nên đọc bộ sách này, hãy gấp sách lại và tìm đọc quyển Dịch kinh chân tủy – Lục hào Tượng giải. Đây là quyển sách tổng hợp về tượng do chính người dịch thu thập và biên tập, tuy không phải kỳ thư gì nhưng nó sẽ giúp bạn hiểu được Tượng một cách tổng quát, có hệ thống và đầy đủ nhất. Tại sao lại nói tổng quát và được nhắc lại nhiều lần, vì đơn giản Tượng khá lan man, nếu độc giả đã từng đọc các tác giả khác và nghĩ hiểu về Tượng qua các ví dụ thì nhiều khả năng sẽ hơi hoang mang khi đọc bộ sách này. Hãy gấp sách lại, tự bổ sung kiến thức về Tượng cho bản thân rồi tiếp tục đọc để có thể hiểu được những kiến thức trong sách tốt nhất.
  2. Cách hành văn: Chu không rõ tại sao khi viết thường khá lan man và dài dòng. Đặc biệt bộ sách này ghi lại việc Chu giảng và luận đoán các quẻ dịch trực tiếp nên càng lan man và hơi lòng vòng. Tuy người dịch đã cố gắng tinh chỉnh và cũng cố gắng giữ nguyên toàn bộ nội dung nhưng chắc chắn không thể tránh được một số chỗ khó hiểu, rất mong độc giả thấu hiểu.
  3. Hóa giải: Một điều rất hay nữa trong bộ sách này là hóa giải. Nhưng cách hóa giải của Chu hoàn toàn khác với các hóa giải của Vương (cho đến nay có thể thấy dường như chỉ có Vương, Chu, Lý hóa giải theo Lục hào nhưng Lý thường dùng trận pháp hơi huyền bí). Chu không hóa giải cưỡng ép một cách mạnh mẽ, tác động trực tiếp đến “bệnh” trong quẻ như Vương mà uyển chuyển theo dòng tự nhiên để hóa giải mọi “bệnh” được tìm thấy trong quẻ, “thuốc” tự nhiên và nhẹ nhàng. Có thể ví Vương theo trường phái Tây y, trực tiếp và can thiệp mạnh còn Chu thì theo trường phái Đông y, nhẹ nhàng và can thiệp tận gốc rễ vấn đề. Mỗi trường phái đều có một cái hay riêng, hãy tự chiêm nghiệm để có được con đường của riêng mình.

Sách luôn trân quý, rất mong những người yêu Dịch học ở Việt nam cũng trân quý bộ sách này. Nếu có vấn đề gì cần chia sẻ, đừng ngần ngại liên hệ để có thể cùng bạn chia sẻ kiến thức.

Chi tiết liên hệ và mua sách: http://tuvihuyenbi.com/

Trân trọng

An Hạ