Chu Thần Bân đã khá nổi tiếng trong giới Dịch học ở Việt Nam với bộ sách Tổng luận thiên gồm 40 chương cơ sở, từ chương 41 trở đi, Chu Thần Bân gọi là Tiến giai thiên.
Qua những trao đổi trên blog của bản thân, Chu Thần Bân có nói bắt đầu từ Tiến giai thiên người đọc cần có thầy hoặc phải có ngộ tính rất cao. Thực sự là như vậy, những kiến thức ở phần này bắt đầu đi vào những thứ chi tiết cặn kẽ và Tượng. Nhưng trong quyển sách này, Chu Thần Bân vẫn đi sâu hơn về logic Lý, hoặc có thể nói là phần Tượng trong Lý, nó khá mơ hồ và khó hiểu. Thực sự để đọc được quyển sách này cần ngộ tính rất cao hoặc phải đọc thật chậm, nghiền ngẫm, đọc đi đọc lại mới có thể nắm bắt được tinh túy trong đó.
Có những phần ngay bản thân người dịch cũng khá khó khăn trong việc dịch, vì nó quá rối rắm và phức tạp, hy vọng độc giả có thể nắm bắt được ý cốt lõi qua những ví dụ được nêu trong từng chương. Đọc phần mô tả lý luận, rồi đọc ví dụ, rồi lại đọc ngược lại phần lý luận thì chắc mới có thể nắm bắt được vấn đề mà Chu Thần Bân trích xuất được từ cổ dịch.
Những kiến thức trong quyển sách này chắc chắn sẽ khiến độc giả ngỡ ngàng và hiểu ra nhiều thứ, nó giúp nâng cao khả năng luận giải quẻ Dịch và chiêm nghiệm được nhiều vấn đề còn khúc mắc hoặc nhiều quẻ luận giải chưa đúng từ trước đến nay.
Quyển sách này có nhiều ý hay nhưng cũng có nhiều điều chưa thực rõ vì nó quá phức tạp. Nếu có vấn đề gì thắc mắc cần trao đổi, góp ý, đừng ngần ngại liên hệ để chúng ta có thể làm rõ được thêm nhiều điều.
Hà Nội, ngày Đinh Mão tháng Giáp Thân năm Canh Tý.
An Hạ./.
🚫 File PDF không tồn tại!